Tỷ lệ pha trộn mực in tampon và phụ gia chuẩn
Bạn đang băn khoăn về tỷ lệ pha trộn mực in tampon chưa đúng? Có một công thức nhất định nào cho mực in và phụ gia hay không? Dưới đây Cosota xin chia sẻ một vài thông tin hữu ích đến bạn về vấn đề này
Để có kết quả in tốt nhất, trước tiên bạn cần xác định đúng chất liệu bề mặt cần in sau đó chọn đúng loại mực phù hợp với chất liệu đó.
Có nên dùng phụ gia của mực khác để pha mực không? Bạn nên thử nghiệm trên vật liệu trước khi đưa vào sử dụng chính thức. Tuy nhiên để có kết quả in tốt nhất, chúng ta nên sử dụng đồng bộ cùng một loại mực và theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Mời bạn tham khảo các bước pha trộn mực:
Bước 1: Chuẩn bị
- Mực in đúng chất liệu
- Phụ gia: dung môi, chất cứng
- Dụng cụ chứa: ly, hũ,....
- Dụng cụ khuấy: que khuấy mực chuyên dụng
- Bao tay
- Khẩu trang
- Cân tiểu ly
Bước 2: Cân trọng lượng
- Cân mực: Trọng lượng mực mỗi lần pha cần cân nhắc để phù hợp với sức chứa của cốc mực/ khay mực (theo từng loại máy in) và nhu cầu sử dụng (thời gian, số lượng hàng,...). Mặt khác, cũng cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất mực về khối lượng mực tối thiểu. Ví dụ: sức chứa 1 cốc mực của bạn là 100gr mực, bạn cần in trong 4 giờ, lượng hàng chỉ cần 30gr mực là đủ, nhà sản xuất khuyến cáo tối thiểu 1 lần pha là 30gr mực => Vậy bạn có thể pha 30gr
- Cân phụ gia: Sử dụng dụng cụ chứa khác để chiết dung môi, chất cứng riêng sau đó lần lượt cân chúng theo tỷ lệ cần pha
Tỷ lệ: Một hỗn hợp mực pha trộn có mực là thành phần chính, phụ gia thông thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Công thức này không áp dụng hoàn toàn cho mọi trường hợp. Tùy theo mực in và loại máy (cốc kín hay máng hở), nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp sẽ có trách nhiệm đưa cho bạn tỷ lệ phù hợp. Tỷ lệ này cũng có thể được điều chỉnh (không đáng kể) với từng điều kiện, ví dụ như: yêu cầu của khách hàng cần màu mực đậm hơn, loãng hơn hoặc vật liệu thấm hút khác nhau, độ ẩm/ nóng do thời tiết hay môi trường xung quanh khu vực in,...
Bước 3: Trộn mực và chất cứng
Chất làm cứng được thêm vào mực để tăng độ bám dính và cải thiện khả năng chống bong tróc. Nên trộn chất cứng vào mực, khuấy đều trước khi thêm dung môi.
Bước 4: Thêm dung môi
Dung môi được pha trộn với mực để hỗ trợ quá trình truyền mực và làm khô mực từ cục pad (tampon) đến vật liệu in. Có nhiều loại dung môi tương ứng với các mức độ bay hơi như: bay hơi nhanh, bay hơi trung bình, bay hơi chậm.
Cho dung môi đã cân vào hỗn hợp mực-chất cứng đã trộn ở trên, sau đó khuấy đều.
Bước 5: Đổ hỗ hợp mực vào cốc mực hoặc khay mực
Sau khi pha mực, không nên để hỗn hợp này bên ngoài không khí quá lâu, có thể dẫn đến bị đông cứng không thể sử dụng hoặc tạp chất khác lẫn trong mực.
Bạn cần tư vấn hay hỗ trợ kỹ thuật thêm, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi: Lily 0901334518/ sale02@giaiphapintampon.com
Xem thêm