Kỹ thuật tram trong in tampon

Tram là gì? Nó có ứng dụng gì trong phương pháp in tampon? Cần lưu ý những gì khi sử dụng tram?

Cosota sẽ cùng bạn tìm hiểu chủ đề này nhé!

Tram trong in tampon là một kỹ thuật biến đổi một hình ảnh thành một tập hợp rất nhiều điểm ảnh nhỏ khác nhau, được gọi là điểm tram. Mục tiêu của việc này là nhằm chuẩn bị hình ảnh sao cho có thể sử dụng phương pháp in ấn để tái tạo những điểm ảnh này lên giấy hoặc bề mặt in khác. Điểm ảnh này thường rất nhỏ đến nỗi trong điều kiện đọc thông thường, chúng ta không thể phân biệt riêng lẻ. Thay vào đó, mắt thường chỉ cảm nhận các vùng màu sắc khác nhau giữa các điểm ảnh, tạo ra ấn tượng của một hình ảnh đang được chiếu sáng lên giấy hoặc bề mặt in.

Các điểm Tram thường được biểu thị qua sáu hình dạng hạt tram cơ bản, gồm có tròn, hình thoi, hình ellipse, đường thẳng, hình vuông và chữ thập. Độ dày, thưa của các hạt Tram được gọi là tần số tram (LPI). Trên một đơn vị diện tích, tần số Tram càng cao thì kích thước của các hạt tram càng nhỏ và ngược lại. 

Trường hợp nào cần làm tram khi in tampon?

Chắc hẳn không ít khách hàng của Cosota có chung câu hỏi này. Đối với các chi tiết in có vùng khắc liền rộng tạo ra điểm hở lớn trên bề mặt khuôn in dẫn đến tốn mực, nhanh bào mòn hoặc hư vòng gạt mực nhanh chóng, chúng ta có thể làm tram để khắc phục. Ngoài ra, khách hàng có nhu cầu in hiệu ứng hạt tram để hình ảnh thêm độc đáo cũng có thể thiết kế tram.

Lưu ý: Ở cùng một độ sâu khuôn in, cùng chi tiết, nhưng chi tiết làm tram được phủ mực ít hơn so với chi tiết không làm tram, do vậy lớp mực mỏng và màu mực nhạt hơn.


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng