Khuôn in thép dùng cho máy in pad (pad print plate)
Khi thay thế khuôn in thép máy in pad chúng ta cần lưu ý những điều gì? Sau đây Cosota xin đưa ra một số điểm cần lưu ý, mong rằng bài viết hữu ích cho bạn.
1. Sử dụng khuôn in có đục lỗ hay không đục lỗ? Chúng có gì khác nhau?
Thực chất, việc đục lỗ khuôn in không ảnh hưởng chất lượng khuôn in hay hiệu quả sử dụng của chúng. Việc đục lỗ khuôn in nhằm phù hợp với đế gắn khuôn in theo máy in pad đã thiết kế sẵn.
Hiện nay các loại đế gắn khuôn in phổ biến là: đế kẹp (không cần thiết đục lỗ); đế có chốt cố định khuôn in (cần khuôn in đục lỗ đúng với kích thước chốt trên đế).
Hầu hết các thiết kế máy in pad hiện nay chỉ sử dụng khuôn in mỏng đục lỗ, đối với khuôn dày (10mm) sẽ không đục lỗ.
2. Kích thước khuôn
Bạn cần kiểm tra chính xác thông số kích thước để lựa chọn mua khuôn in phù hợp. Mỗi một máy in thông thường sẽ thiết kế cho 1 kích thước nhất định, cho phép sai số không nhiều.
Như vậy, nếu bạn mua phải khuôn sai kích thước thì không thể gắn khuôn khớp với đế hoặc có sai lệch dẫn đến bề mặt khuôn không được phẳng gây khó khăn cho quá trình in. Trường hợp xấu hơn, khuôn in có thể bị hư ngay lập tức và tác động lên vòng gạt mực.
Các kích thước khuôn in phổ biến hiện nay:
70*140 100*215 100*200 100*220 100*210 150*360 100*225 150*480 300*200 210*460 300*620 (mm)
với các độ dày: 0.25mm, 0.3mm, 0.5mm, 10mm
Chúng tôi khuyến khích khách hàng sử dụng đúng kích thước khuôn in theo thiết kế và khuyến cáo của nhà sản xuất.
3. Chuẩn bị layout (artwork)
Tất nhiên rồi, để làm khuôn in chúng ta cần có layout, bạn chỉ cần thiết kế gốc, chúng tôi sẽ giúp bạn thiết kế mô phỏng trên kích thước khuôn mà bạn đặt.
Bước duyệt layout là một bước quan trọng không thể thiếu trong quy trình đặt khuôn tại Cosota, khách hàng được xem thiết kế trước khi tiến hành sản xuất khuôn in. Bạn cũng có thể kiếm tra chúng kỹ hơn khi mở trên phần mềm chuyên dụng, chúng tôi sẽ chỉnh sửa cho đến khi đạt yêu cầu.
Xem thêm